Hệ thống pháp luật liên quan đến doanh nghiệp của Việt Nam trong những năm gần đây luôn ở trong tình trạng thay đổi không ngừng. Đặc biệt xuất phát từ việc định hướng pháp lý của quốc gia theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có nhiều cải cách quan trọng nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và hội nhập thị trường quốc tế, khắc phục những bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành. Tuy vậy, hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn khá phức tạp và công tác thực thi vẫn chưa ổn định. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần phải nắm rõ không chỉ các quy định của pháp luật mà còn cả cách thức các cơ quan quản lý nhà nước hiểu và vận dụng nó sao cho hiệu quả.
Do vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp có uy tín, hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn và tận tâm với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Bởi vì kết quả tư vấn và các cơ sở pháp lý nêu ra trong báo cáo của luật sư không chỉ đảm bảo việc tuân thủ nghĩa vụ pháp lý mà còn giúp nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
Cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp luôn là thế mạnh của Công ty luật TNHH Chuẩn A. Thủ tục, quy trình thực hiện dịch vụ được Công ty luật TNHH Chuẩn A thiết kế và áp dụng trên cơ sở hiểu biết chi tiết về các hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với đội ngũ luật sư và các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, Công ty luật TNHH Chuẩn A còn đảm bảo những ý kiến tư vấn là thiết thực, các giải pháp đề xuất là tối ưu cho việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lựa chọn và ra các quyết định đầu tư phù hợp.
Lĩnh vực pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp:
- Khởi sự kinh doanh (bao gồm các dịch vụ pháp lý liên quan đến bắt đầu đầu tư kinh doanh, và hình thành các tổ chức kinh tế);
- Lao động và bảo hiểm xã hội (bao gồm các dịch vụ pháp lý liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng lao động và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp liên quan đến bảo hiểm xã hội của người lao động);
- Tài chính doanh nghiệp (bao gồm các dịch vụ pháp lý liên quan đến nghĩa vụ thuế và thực hiện các nhu cầu, yêu cầu trong quản lý tài chính doanh nghiệp);
- Điện lực, đất đai, xây dựng (bao gồm các dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư, tiếp cận đất đai, xây dựng công trình, phòng cháy chữa cháy, môi trường và tiếp cận điện năng);
- Thương mại, quảng cáo (bao gồm các dịch vụ pháp lý liên quan đến một số hoạt động thương mại và quốc tế);
- Sở hữu trí tuệ, đăng ký tài sản (bao gồm các dịch vụ pháp lý liên quan đến nhãn hiệu, sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ, sáng chế và đăng ký tài sản của doanh nghiệp);
- Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện (bao gồm các dịch vụ pháp lý liên quan đến thành lập, điều chỉnh hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp);
- Đấu thầu, mua sắm công (bao gồm các dịch vụ pháp lý liên quan đến việc doanh nghiệp tham gia đấu thầu hoặc mua sắm công theo quy định);
- Tái cấu trúc doanh nghiệp (bao gồm các dịch vụ pháp lý liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình, chia, tách doanh nghiệp);
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng (bao gồm các dịch vụ pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp hợp đồng của doanh nghiệp);
- Tạm dừng, chấm dứt hoạt động (bao gồm các dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động tạm dừng, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp).