Lĩnh vực : Hành chính
Vị trí : Tất cả
Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Người sử dụng lao động có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo quy định của bộ luật lao động thì: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động”.
Như vậy, tranh chấp lao động bao gồm:
Cũng theo quy định của bộ luật lao động và bộ luật tố tụng dân sự thì tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động là tranh chấp lao động và thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân.
Tuy nhiên, theo quy định của bộ luật lao động thì:
Cụ thể, thẩm quyền thụ lý giải quyết các yêu cầu về bảo hiểm xã hội như sau:
Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện khi có tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Cũng theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của luật bảo hiểm xã hội và luật tố tụng hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Khi có người khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan bảo hiểm xã hội thì tòa án nhân dân phải thụ lý vụ án và xác định là vụ án hành chính.
Việc xác định thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với vụ án hành chính thực hiện theo quy định của luật tố tụng hành chính Việt Nam.
Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Các hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại luật bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Cũng theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Như vậy, kể từ ngày luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2016), tòa án nhân dân không thụ lý đơn khởi kiện của cơ quan bảo hiểm xã hội đòi tiền bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động. Đối với những vụ án đã thụ lý trước ngày 1/1/2016 mà chưa giải quyết thì tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn người khởi kiện thực hiện theo các quy định của bộ luật lao động, luật bảo hiểm xã hội và luật xử lý vi phạm hành chính.