Lĩnh vực : Doanh nghiệp
Vị trí : Tất cả
Trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay, việc đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo nghề có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại là một nhu cầu thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng nguồn lao động. Tuy nhiên, dạy nghề ở Việt Nam hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng cũng như chất lượng của nguồn lao động vì vậy thị trường này vẫn có sức hút lớn với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Giai đoạn 1: Cấp giấy chứng nhận đầu tư;
- Giai đoạn 2: Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục;
- Giai đoạn 3: Cấp giấy phép hoạt động giáo dục.
Đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, những dự án này cần đáp ứng được các điều kiện:
- Có dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Có đề án tiền khả thi thành lập cơ sở giáo dục;
- Có quỹ đất tại địa phương để giao hoặc cho nhà đầu tư thuê hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định pháp luật;
- Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư;
- Chủ đầu tư sẽ nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư cho cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư có thẩm quyền theo quy định của luật đầu tư. Sở lao động thương binh và xã hội sẽ thực hiện thủ tục thẩm tra để cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau 3 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư, bản sao chứng nhận sẽ được gửi đến sở lao động thương binh và xã hội bởi cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư có thẩm quyền.
Điều kiện cho các trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập bao gồm:
- Đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư;
- Có đề án chi tiết thành lập cơ sở giáo dục;
- Đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất thì phải có văn bản giao đất hoặc cho thuê đất của ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi kèm dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có;
- Đối với trường hợp không phải xây dựng cơ sở vật chất thì phải có thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật;
- Có đủ năng lực tài chính theo mức quy định.
Nhà đầu tư trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài phải làm 6 bộ hồ sơ trong đó có 1 bộ gốc nộp cho sở lao động thương binh và xã hội. Các bộ hồ sơ này được lập theo quy định tại nghị định 73/2012/NĐ-CP và mẫu tại phụ lục 3a ban hành kèm theo thông tư 23/2013/TT-BLĐTBXH.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm tra, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định tại điều 39 của nghị định 72/2012/NĐ-CP xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm tra, các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục.
Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
Các điều kiện cho phép hoạt động giáo dục của trung tâm dạy nghề quy định tại điều 46 nghị 73/2012/NĐ-CP bao gồm:
- Đã kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục;
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật;
- Đáp ứng các điều kiện về vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo quy định tại các điều 28, 29, 30, 31 của nghị 73/2012/NĐ-CP;
- Đáp ứng các điều kiện về mở ngành đối với cơ sở giáo dục phải thực hiện thủ tục mở ngành theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục phải lập thành 6 bộ trong đó có 1 bộ gốc nộp cho sở lao động thương binh và xã hội theo quy định tại điều 47, 48 nghị định 73/2012/NĐ-CP.
Theo quy định của nghị định 73/2012/NĐ-CP tại điều 45 thì cơ sở trung tâm giáo dục dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ được hoạt động giáo dục sau khi được cấp giấy phép hoạt động giáo dục. Trong thời hạn tối đa là hai năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục dạy nghề phải hoàn tất công tác chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục. Quá thời hạn quy định tại này, nếu cơ sở đăng ký hoạt động vẫn không có đủ điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định cho phép mở phân hiệu sẽ bị thu hồi.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép hoạt động giáo dục, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng bố cáo trong 5 số báo liên tiếp của ít nhất 1 tờ báo trung ương và 1 tờ báo địa phương về các nội dung chủ yếu theo quy định tại điều 51 nghị định 73/2012/NĐ-CP.
Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu biết thêm thông tin về dịch vụ thành lập trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty luật TNHH Chuẩn A để được giải đáp và hỗ trợ.