Sản phẩm

Dịch vụ xin cấp thị thực cho người nước ngoài

Lĩnh vực : Khác...

Vị trí : Tất cả

Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hoặc xuất cảnh khỏi Việt Nam phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp được miễn thị thực. Giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu phải được giới thiệu trước và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp nhận qua đường ngoại giao.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh của nước đó và mẫu giấy tờ này đã được thông báo chính thức cho Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp nhận qua đường ngoại giao thì được sử dụng giấy tờ đó để nhập cảnh vào Việt Nam.

Để xin được thị thực cho khách vào làm việc tại Việt Nam (thị thực thương mại, thị thực đầu tư, thị thực lao động…) doanh nghiệp phải liên hệ trực tiếp với Cục quản lý xuất nhập cảnh (Bộ công an) hoặc Cục lãnh sự (Bộ ngoại giao)… nộp hồ sơ xin chấp thuận nhận thị thực cho khách (trừ thị thực du lịch), sau khi được các cơ quan này đồng ý bằng văn bản, doanh nghiệp gửi văn bản này cho khách, khách nộp cùng hồ sơ để đề nghị cấp thị thực tại đại sứ quán của nước đó ở Việt Nam.

1) Hồ sơ nộp tại đại sứ quán ở Việt Nam bao gồm:

  • Tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh;
  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;
  • Văn bản chấp thuận của Cục quản lý xuất nhập cảnh (Bộ công an) hoặc Cục lãnh sự (Bộ ngoại giao) hoặc Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh;
  • Đối với khách vào theo diện được cấp thị thực ký hiệu NG3, NG4 có thể nộp công hàm của bộ ngoại giao nước sở tại hoặc kiêm nhiệm hoặc công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại nước sở tại.

2) Hồ sơ nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh (Bộ công an) bao gồm:

  • Bản sao đăn ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;
  • Đăng ký mẫu chữ ký và mẫu dấu của doanh nghiệp;
  • Mẫu N2 để xin cho khách vào Việt Nam;
  • Nếu là thị thực lao động nộp thêm bảo sao giấy phép lao động của khách.

3) Các lưu ý khi xin cấp thị thực ở Đồng Nai:

- Người nước ngoài cần liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh tại Việt Nam để làm thủ tục xin chấp thuận cấp thị thực của Cục quản lý xuất nhập cảnh (Bộ công an) hoặc Cục lãnh sự (Bộ ngoại giao) hoặc Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh hoặc liên hệ với cơ quan đại diện để được hướng dẫn.

- Thời hạn giá trị còn lại của hộ chiếu phải dài hơn ít nhất là 1 tháng so với thời hạn giá trị của thị thực xin cấp. Tuy nhiên, nhiều hãng hàng không yêu cầu hộ chiếu phải còn giá trị ít nhất trên 6 tháng mới được lên máy bay.

- Người Việt Nam ở nước ngoài về thăm thân nhân mà không có hộ chiếu, nếu mang giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh và mẫu giấy tờ đó đã được thông báo chính thức cho Việt Nam thông qua đường ngoại giao, nộp đơn đề nghị cấp thị thực, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh nước đó.

- Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam theo diện đơn phương miễn thị thực được lưu trú tối đa 15 ngày (có thể được gia hạn 1 lần không quá 15 ngày với mục đích du lịch với điều kiện có công ty du lịch lữ hành quốc tế bảo lãnh trước thời hạn hết hạn tạm trú 3 ngày) và phải thỏa mãn 4 điều kiện sau: i) Hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng kể từ ngày xuất cảnh; ii) Cách thời điểm xuất cảnh khỏi Việt Nam lần trước theo diện miễn thị thực ít nhất 30 ngày; iii) Có vé khứ hồi hoặc vé đi nước thứ ba; iv) Không thuộc danh sách cấm nhập cảnh vào Việt Nam. Trường hợp khách thuộc các nước miễn thị thực đơn phương không thỏa mãn một trong những điều kiện i, ii, iii, khi nhập cảnh vào Việt Nam cần phải xin thị thực.

- Người nước ngoài được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế trong các trường hợp sau đây (chỉ đối với khách đã có điện duyệt nhân sự của Bộ công an): i) Xuất phát từ nước không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam; ii) Trước khi đến Việt Nam phải đi qua nhiều nước; iii) Vào Việt Nam tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức; iv) Thuyền viên nước ngoài đang ở trên tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh qua cửa khẩu khác; v) Vào để dự tang lễ thân nhân hoặc thăm người thân đang ốm nặng; vi) Vào Việt Nam tham gia xử lý sự cố khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc vì lý do đặc biệt khác theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Back to top